Cảnh báo: những chiêu lừa đảo vé máy bay tinh vi và cách phòng tránh

Khách hàng phải chịu hậu quả “tiền mất tật mang” khi bị vướng phải những chiêu lừa đảo vé máy bay. Điển hình là khi ra đến sân bay khách hàng mới “tá hỏa” vì vé máy bay là giả, không thể lên máy bay được.

Hoặc dù vé máy bay là thật nhưng khi cần hỗ trợ vé như đổi giờ bay, ngày bay hay thêm hành lý thì những cá nhân/ tổ chức lừa đảo không đủ nghiệp vụ/ kỹ năng xử lý đơn hàng cho khách. Khiến cho nhiều người vừa bị mất tiền oan, vừa bị lỡ kế hoạch công tác hoặc du lịch.

Dưới đây là những chiêu lừa đảo vé máy bay tinh vi và cách phòng tránh:

 

Phòng vé máy bay “ma”

Phòng vé máy bay Én Bạc đóng cửa bỏ trốn sau khi bị tố cáo lừa đảo năm 2012 (Nguồn: vnexpress.net, 2012)

Phòng vé máy bay Én Bạc đóng cửa bỏ trốn sau khi bị tố cáo lừa đảo năm 2012 (Nguồn: vnexpress.net, 2012)

Khi tra cứu vé máy bay trên mạng, kết quả sẽ cho ra vô số phòng vé máy bay, công ty du lịch ở khắp mọi miền. Trong số đó không thiếu những phòng vé máy bay “ma”, là những đơn vị không phải đại lý chính thức của các hãng hàng không, chỉ lập nên chớp nhoáng, lừa tiền khách hàng, không cung cấp vé máy bay rồi đóng cửa bỏ trốn.

Để phòng tránh trường hợp này không quá khó. Khách hàng cần thông thái kiểm tra rõ thông tin công ty trước khi đặt mua dịch vụ. Những phòng vé máy bay “ma” thường không có hệ thống website chuyên nghiệp, mập mờ trong việc công bố giá vé máy bay chi tiết, không thấy thông tin đã đăng ký với Bộ Công Thương,…

Khi đến văn phòng/ đại lý thì cơ sở vật chất cũng như số lượng nhân viên sơ sài, giấy tờ giao dịch không chuyên nghiệp: không có form mẫu rõ ràng, không có logo công ty, không có hóa đơn,…

Giả dạng website của hãng hàng không

Website giả dạng

Website giả dạng

Để lấy lòng tin của khách hàng, nhiều website có tên hao hao tên website của các hãng hàng không như Vietnamairlines.net, phong ve vietjet.vn, vietjet.net... Khách hàng tưởng đang liên hệ đặt dịch vụ trực tiếp với hãng nên vô cùng yên tâm nhưng sự thực không phải vậy.

Gần đây nhất là khi hãng hàng không Bamboo Airways chuẩn bị khai trương chính thức, đã có website giả mạo hãng với tên miền website “bambooairway.vn” gây hiểm lầm cũng như hoang mang cho khách hàng. Vụ việc này cũng khiến Cục hàng không lên tiếng yêu cầu Bamboo Airways ngăn chặn website giả mạo.

Sau đó, Bamboo Airways cũng đã có nhiều bài viết trên báo, khẳng định website chính thức của hãng là: http://bambooairways.com

Phương án phòng tránh là cần xem xét kỹ hệ thống website của công ty đó, thông tin và thiết kế có chuyên nghiệp, rõ ràng hay không; có số điện thoại tổng đài không vì các hãng sẽ KHÔNG dùng số điện thoại di động cá nhân để liên hệ với khách hàng.

Cần nắm rõ địa chỉ website chính thức của các hãng hàng không nội địa là:

  • Vietnam Airlines: vietnamairlines.com

  • Vietjet Air: vietjetair.com

Giả nhân viên bán hàng của các công ty uy tín

Giả dạng nhân viên bán hàng của Công ty uy tín

Giả dạng nhân viên bán hàng của Công ty uy tín

Đây là chiêu trò đang dần phổ biến hiện nay. Những cá nhân xấu dễ dàng nắm được thông tin khách hàng bằng nhiều cách: ví dụ khi khách hàng để lại tên và số điện thoại trên những bài quảng cáo bán vé máy bay của các công ty uy tín, họ nhanh tay giả dạng nhân viên bán vé/ hoặc giao vé tại nhà.

Những cá nhân này sẽ giao vé giả nhưng thu tiền thật, khiến khách hàng tưởng đã mua vé thành công của công ty uy tín đã liên hệ từ trước.

Để phòng tránh, ví dụ khi đặt dịch vụ tại Hàn Việt Bay, khách hàng chỉ nên cung cấp thông tin cá nhân cho Công ty qua số điện thoại, email hoặc tin nhắn (inbox) vào fanpage Facebook của Công ty Hàn Việt Bay.

Trong quá trình giao dịch, yêu cầu được nhận thông tin vé máy bay qua email để đảm bảo đơn đặt hàng rõ ràng, thông tin được gửi từ email có địa chỉ đuôi email trùng với website công ty.

Bán vé máy bay giả

chị Chị Đặng Thị Đông mất 23,5 triệu đồng vì bị mua phải vé máy bay giả (Nguồn: vnexpress.net, 2016)

Đầu năm 2016, chị Chị Đặng Thị Đông mất 23,5 triệu đồng vì bị mua phải vé máy bay giả (Nguồn: vnexpress.net, 2016)

Trường hợp này thường xảy ra ở cả 3 chiêu trò nêu trên. Nghĩa là phòng vé “ma”, hoặc công ty giả dạng hãng hàng không hay cá nhân giả dạng nhân viên bán vé cung cấp mã vé điện tử giả. Cũng không ngoại lệ người thân quen mua hộ vé máy bay, nhưng lợi dụng lòng tin nên cung cấp vé giả.

Biện pháp phòng tránh sau đây rất đơn giản, có thể sử dụng ở bất kỳ lúc nào khách hàng nghi ngờ về vé máy bay. Chỉ cần liên hệ trực tiếp hãng hàng không, đọc thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực không, và yêu cầu nhân viên hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay. Số điện thoại tổng đài các hãng hàng không nội địa là:

  • Vietnam Airlines: 1900 1100

  • Vietjet Air: 1900 1886

  • Jetstar Pacifc: 1900 1550

  • Bamboo Airways: 1900 1166

Hơn nữa, khách hàng cũng có thể kiểm tra sơ bộ mã vé điện tử bằng mắt thường. Mã vé của Vietnam Airlines hiện nay gồm 6 chữ cái, của Vietjet Air là dãy gồm 8 số, với hãng Jetstar thì vé điện tử gồm 6 ký tự có cả số và chữ/ hoặc chỉ toàn chữ như của Vietnam Airlines.

Mong rằng chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng trở thành những vị khách thông thái, dễ dàng có chuyến đi công tác, du lịch suôn sẻ!

Để được tư vấn và hỗ trợ đặt vé máy bay uy tín - tiện lợi - an toàn, khách hàng có thể liên hệ Công ty Hàn Việt Bay- Tổng đại lý vé máy bay cấp 1 của các hãng hàng không nội địa và Quốc tế.

Công ty có website https://hanvietbay.com/ minh bạch đầy đủ thông tin, công bố rõ ràng các loại giấy phép cần thiết. Đội ngũ nhân viên Công ty có nhiều kinh nghiệm trong ngành với niềm đam mê bất tạn với du lịch, chắc chắn sẽ tư vấn Quý khách hàng nhanh và chính xác nhất.

Nhân viên tư vấn của Công ty Hàn Việt Bay

Xem thêm: Hàn Việt Bay

Liên hệ : Facebook